Trong thời buổi kinh tế hội nhập quốc tế thì doanh nghiệp sử dụng hợp đồng thuê văn phòng song ngữ là thường gặp. Ở các nước phát triển, các doanh nghiệp quy định là hợp đồng trước khi đưa ra đàm phán với đối tác phải có ý kiến pháp lý của luật sư. Sau đây là một số chia sẻ chi tiết về việc sử dụng hợp đồng song ngữ như thế nào? Khi nào cần sử dụng hợp đồng thuê văn phòng tiếng anh? Và các mẫu hợp đồng thuê văn phòng song ngữ mới nhất hiện nay. Tìm hiểu ngay trong bài viết sau!
Hợp đồng thuê văn phòng tiếng anh
Khi nào cần dùng hợp đồng song ngữ
Hợp đồng song ngữ sử dụng tại các công ty, doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh ở Việt Nam hiện nay chủ yếu sử dụng song ngữ là ngôn ngữ tiếng Việt và ngôn ngữ tiếng Anh – ngôn ngữ toàn cầu nhằm đảm bảo cho các bên tham gia hợp đồng hiểu và nắm rõ nội dung những điều khoản thống nhất, thỏa thuận khi ký hợp đồng. Thế nên, hợp đồng thuê văn phòng song ngữ phù hợp với những công ty trong nước và doanh nghiệp nước ngoài muốn thuê văn phòng để làm việc.
Mẫu hợp đồng có hai ngôn ngữ (Tiếng Anh và Tiếng Việt), tương ứng, qua đó, dù người tham gia hợp đồng là người Việt Nam hay người nước ngoài đều có thể hiểu hết được toàn bộ nội dung của hợp đồng để đưa ra được những thỏa thuận nhằm bảo vệ được quyền lợi cho mình trong quá trình tham gia hợp đồng.
Hợp đồng thuê văn phòng song ngữ
Theo Nghị định 37/2015/NĐ-CP hướng dẫn về hợp đồng xây dựng,áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc xác lập và quản lý thực hiện hợp đồng xây dựng thuộc dự án đầu tư xây dựng (bao gồm cả hợp đồng xây dựng giữa nhà đầu tư thực hiện dự án BOT, BTO, BT và PPP với nhà thầu thực hiện các gói thầu của dự án) sau phải áp dụng hệ thống pháp luật Việt nam, ngôn ngữ sử dụng cho hợp đồng xây dựng là tiếng Việt, đối với hợp đồng xây dựng có yếu tố nước ngoài thì ngôn ngữ sử dụng là tiếng Việt và tiếng nước ngoài do các bên thỏa thuận lựa chọn; trường hợp không thỏa thuận được thì sử dụng tiếng Anh.
Đọc kỹ những nội dung của hợp đồng thuê văn phòng song ngữ
Các bên cần đọc kỹ những nội dung của hợp đồng thuê văn phòng song ngữ để hoàn thiện những yêu cầu có trong hợp đồng, xây dựng được tính chặt chẽ về mặt pháp lý, buộc các bên tham gia phải thực hiện.
Về ngôn ngữ sử dụng trong hợp đồng tư vấn xây dựng quy định tại tại điều 4 Thông tư 08/2016/TT-BXD và ngôn ngữ sử dụng trong hợp đồng thi công công trình xây dựng quy định tại khoản 3.2 điều 3 Thông tư 09/2016/TT-BXD ngày 10/03/2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn hợp đồng thi công xây dựng công trình, đối với các đối tượng áp dụng tương tự như phạm vi áp dụng tại Nghị định 37/2015/NĐ-CP nêu trên, hai loại hợp đồng này chịu sự điều chỉnh của hệ thống pháp luật của Việt Nam, ngôn ngữ của hợp đồng được thể hiện bằng tiếng Việt, trường hợp hợp đồng có yếu tố nước ngoài thì ngôn ngữ sử dụng là tiếng Việt và tiếng nước ngoài do các bên thỏa thuận.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm để hiểu rõ hơn về : dịch vụ cho thuê văn phòng có sẵn nội thất tại Hà Nội và cách trang trí tết cho văn phòng ngay tại đây!
Nội dung mẫu hợp đồng thuê văn phòng song ngữ cũng có yêu cầu giống với hợp đồng thuê nhà, trong quá trình soạn thảo cần phải đảm bảo nội dung được xây dựng trên cơ sở pháp lý, quy định rõ ràng về trách nhiệm, quyền lợi của các bên khi tham gia ký kết vào hợp đồng thuê văn phòng, hai mẫu hợp đồng này khác nhau ở mục đích sử dụng, hợp đồng thuê nhà được sử dụng để làm nhà ở sinh hoạt, còn hợp đồng thuê văn phòng được sử dụng làm văn phòng làm việc cho các doanh nghiệp, cơ quan.
Quá trình soạn thảo cần phải đảm bảo nội dung được xây dựng trên cơ sở pháp lý
Mẫu hợp đồng thuê văn phòng tiếng anh mới nhất
Mẫu hợp đồng mua bán song ngữ là mẫu hợp đồng mua bán hàng hoá, sản phẩm, trang thiết bị, máy móc… được soạn thảo nội dung song ngữ Việt Anh, Anh Việt hoặc song ngữ tiếng Việt với một ngôn ngữ khác tùy theo từng đối tác khách hàng.
Những nội dung chuẩn cần có của hợp đồng mua bán được soạn thảo song ngữ Việt Anh là:
- Quốc hiệu và tiêu ngữ;
- Tên hợp đồng, số hợp đồng;
- Các căn cứ để thực hiện ký hợp đồng: căn cứ luật thương mại, luật dân sự, nhu cầu và năng lực các bên;
- Thông tin của các bên: Tên công ty, địa chỉ, mã số thuế, điện thoại, người đại diện, chức vụ, tài khoản ngân hàng;
- Nội dung các điều khoản của hợp đồng: Chi tiết sản phẩm, hàng hóa ký hợp đồng mua bán, giá trị hợp đồng, thanh toán, giao hàng, thời gian giao hàng, thỏa thuận nhận hàng và trả hàng, trách nhiệm của các bên, chấm dứt và vi phạm hợp đồng, giải quyết tranh chấp, sự kiện bất khả kháng, điều khoản chung…;
- Đại diện hai bên ký tên và đóng dấu.
Đại diện hai bên ký tên và đóng dấu